×
×
2023-Sep-22 20:07:59

Cuộc sống mưu sinh của người dân ven biển Tiền Giang

Phụ nữ cào nghêu ven biển còn những người đàn ông đánh bắt tôm, cá gần bờ hoặc ra khơi.

Với diện tích rừng phòng hộ ven biển lớn nhất tỉnh Tiền Giang, huyện Tân Phú Đông có tiềm năng phát triển kinh tế biển, nhất là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Nhiều ngành nghề đánh bắt thuỷ hải sản như: câu, lờ, chài, lưới, vó, nò, cào, đáy… nuôi sống nhiều hộ gia đình trong khu vực.

Tân Phú Đông có tổng diện tích mặt nước biển gần 6. ha, trong đó vùng nghêu, sò sinh sống khoảng 1.3 ha. Khi nước rút, người dân cào nghêu ven rừng ngập mặn.

Một số người đi cào nghêu thuê. Đối với sân có mật độ thưa, mỗi người cào từ 1 đến 2 kg, tiền công cào nghêu từ 1. đồng đến 2. đồng một kg, tùy thời điểm. Đối với sân có mật độ nghêu dày, mỗi người cào được từ 1 đến 2 kg, tiền công từ 1. đồng đến 3. đồng một kg tùy thời điểm.

Người đàn ông vác lưới đi đánh bắt tôm, cá gần bờ, một số giăng thuyền ra khơi.

Trước lúc bình minh, ngư dân chuẩn bị ra đẩy xiệp ở rừng phòng hộ ven biển.

Ngư dân đóng đáy để kéo những luồng tôm cá theo con nước chảy xiết chui vào bên trong miệng đáy. Công việc này đòi hỏi những người có kinh nghiệm đi biển, bơi lội giỏi, gan dạ, dám đương đầu với sóng to gió lớn và phải xa nhà. Họ tá túc trên những căn chòi nhỏ treo lơ lửng trên những cột đáy.

Sau những đợt ra khơi dài ngày trở về, lưới đánh bắt cá của ngư dân thường bị rách do vướng phải đá ngầm, san hô hoặc sợi cước bị mục vì sử dụng lâu ngày. Vì vậy, sau mỗi chuyến đi, các chủ tàu lại thuê thợ vá lại lưới để chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo.

Những người dân không có điều kiện vẫn cố gắng mua một chiếc thuyền nhỏ để đánh bắt ven sông, thu nhập có thể là hai triệu đồng hoặc 2. đồng một ngày. Cũng có ngày họ nghỉ vì thời tiết không thuận lợi.

Ngư dân đang thả lập xếp, luồn lách mọi khu vực để săn tôm, cá.

Ngư dân ven biển Tân Phú Đông, Tiền Giang mang thành phẩm bán cho các thương lái.

Hàu đá là một loại thủy sản được thiên nhiên ven biển Tân Phú Đông ban tặng. Người dân ở đây có thể đi bộ ra biển bắt hoặc dùng thuyền ra xa hơn. Một người lội bắt một ngày có thể bán được tối đa một triệu đồng. Dân không chuyên cũng lội bộ ra bắt về ăn hoặc để đãi khách.

Nơi giao thoa giữa biển và đất liền tại xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang. Những cánh rừng phòng hộ ven biển mang lại nguồn lợi thuỷ sản phong phú. Đối với người dân ven biển, rừng ngặp mặn còn là “dải đê xanh”, góp phần ngăn chặn rủi ro thiên tai.

 

Related Posts

None found

RELATED ARTICLES

Categories

Most Popular